CẢM BIẾN CÂN TẢI TRỌNG THẠCH ANH
Cảm biến thạch dùng cho hệ thống cân tải trọng động (cân lúc xe đang di chuyển: weight in motion) có nhiều ưu điểm: phạm vị cân rộng, tính ổn định cao, chính xác cao, trả kết quả cân nhanh, đặc biệt phù hợp cho các trường hợp kiểm tra tải trọng lúc xe đang chạy.
Cảm biến thạch dùng cho hệ thống cân tải trọng động (cân lúc xe đang di chuyển: weight in motion) có nhiều ưu điểm: phạm vị cân rộng, tính ổn định cao, chính xác cao, trả kết quả cân nhanh, đặc biệt phù hợp cho các trường hợp kiểm tra tải trọng lúc xe đang chạy. Cảm biến thạch anh hoạt động dựa trên nguyên lý điện áp (piezoelecric). Cảm biến rắn chắc (rigid) và hình dạng gọn gàng (strip shape) được làm bằng cấu trúc đặc biệt, chứa đựng nhiều tinh thể thạch anh điện áp siêu nhỏ, những tấm điện cực và thành phần truyền dẫn đặc biệt. Chiều dài thanh cảm biển được chia làm các loại: 1 mét, 1.5 mét, 2 mét và các trường hợp đặc biệt khác. Có thể kết hợp nhiều loại cảm biến với nhau để lắp đặt theo các nhu cầu kiểm tra tải trọng lúc xe đang di chuyển khác nhau như: Cân xe quá tải theo trục, cân hàng hóa khi xe di chuyển vào ra mỏ/ kho/ cảng/ nhà máy…
Thông số kỹ thuật cảm biến:
– Kích thước mặt cắt: 58 w x 58 H (mm)
– Chiều dài: 1m, 1.5m, 1.75m, 2.0m
– Khả năng chiụ tải: 0 .. 150 KN
– Vận tốc hoạt động: 0 .. 200km/h
– Mức bảo vệ: IP 68
– Nhiệt độ hoạt động: -45 .. 80 oC
Lắp đặt và vận hành
Để đảm bảo suốt quá trình lặp đặt và kiểm tra hiệu quả, cần phải có sự giám sát kỹ lưỡng. Cần phải có mặt bằng bê tông rắn chắc, phẳng để lắp đặt cảm biến.
Bên dưới là hình mặt cắt của cảm biến thạch anh sau khi được lắp đặt hoàn chỉnh.
Các bước lắp đặt cảm biến:
Bước 1: Cắt, đào rãnh
Cắt rãnh lắp đặt cảm biến, đục hoàn thiện rãnh có kích thước 70 mm (rộng) x 70 mm (sâu), chiều dài rãnh phụ thuộc vào loại cảm biến 1.5 m, 1.75m, hoặc 2.0m.
Để cắt chính xác cần phải vẽ sơn, trong quá trình cắt có nước làm lệch vết cắt.
Lưu ý: Sau khi cắt, đục, vệ sinh rãnh thật sạch bằng nước và để khô trước khi thực hiện
Bước 2: Chuẩn bị cảm biến trước khi cho vào rãnh.
Dùng dây rút loại dài và những thanh treo (bằng gỗ) kích thước 20 x 20 x 150 mm, cột 3 hoặc 4 thanh dọc suốt chiều dài thanh cảm biến. Chêm 1 miếng hình tam giác để điều chỉnh khi hạ cảm biến xuống rãnh (xem hình)
Bước 3: Pha, trộn và đổ hóa chất vào rãnh
Khui thùng vữa đặt biệt dùng lắp đặt cảm biến (dạng như xi măng), trộn hóa chất chuyên dùng kèm theo, dùng máy trộn đặt biệt để trộn đều hóa chất và vữa đặc biệt. Có thể dùng loại mũi khuấy như hình bên dưới hoặc loại tương tự. Thời gian phải làm cực nhanh, không quá 5 phút kể cả thời gian đổ vữa sau khi trộn xuống rãnh.
Bước 4: Đặt cảm biến xuống rãnh
Đặt cảm biến xuống rãnh, cảm biến sẽ được các thanh treo “neo” cảm biến sát với bề mặt đường.
Gõ nhẹ và đều lên các vị trí theo chiều dài thanh cảm biến, để lớp vữa tràn lên dần cho đến khi: Lớp vữa đầy rãnh, bề mặt cảm biến bằng với mặt đường.
Dùng các viên đá/ gạch đủ nặng để “ép” các cảm biến không bị “trồi” lên do áp lực của lớp vữa đặc biệt.
Lưu ý: Trong quá trình làm, cố định các sợi dây cáp tín hiệu gọn gàng. Thời gian chờ lớp vữa khô cứng tầm 24 giờ kể từ thời điểm hoàn thành.
Bước 5: Mài nhẵn mặt đường
Sau khi lắp đặt, phần mặt cảm biến, lớp vữa đặt biệt và phần mặt đường chưa nhẵn, gồ ghề. Để đo được tải trọng chính xác cần phải mài nhẵn mặt đường bằng máy mài đường chuyên dụng. Bên dưới là hình máy máy đường điển hình.
Mài nhẵn phần đường 15 mét trước cảm biến, 15 mét sau cảm biến. Trong quá trình vận hạnh, phạm vị 15 mét trước và sau cảm biến cũng được vệ sinh sạch, đặc biệt là đá làm giảm độ chính xác của kết quả cân.